Luật thay người trong bóng chuyền mới nhất 2024

Luật thay người trong bóng chuyền không đơn giản như bóng đá, càng tìm hiểu bạn sẽ càng cảm thấy thú vị. Hôm nay, BJ88 sẽ giúp bạn cập nhật tất cả các kiến thức xoay quanh việc thay người trên sân đấu.

Luật thay người trong bóng chuyền có gì thú vị?

Chỉ có những ai là fan của bóng chuyền mới hiểu được luật thay người trong bộ môn thể thao này. Cách thay cầu thủ trong bóng chuyền độc đáo ở điểm thay vị trí trên sân.  Vận động viên sẽ không thực hiện cố định một nhiệm vụ (ứng với vị trí) như các môn khác. Sau những lần ghi điểm, vận động viên sẽ luân phiên đổi chỗ cho nhau. Chính vì thế huấn luyện viên phải tính toán thật kỹ trước khi cho bất kỳ vận động viên nào vào sân.

Luật thay người trong bóng chuyền có gì thú vị?
Luật thay người trong bóng chuyền có gì thú vị?

Đội hình thi đấu bóng chuyền cụ thể

Đội hình thi đấu của mỗi đội  bóng chuyền phải có 6 vận động viên chính thức, 6 người chơi sẽ được xếp vào sân như sau:

  • Hàng trước: Gồm 3 người đứng dọc theo lưới, từ trái qua phải lần lượt là vị trí số 4 – 3 – 2.
  • Hàng sau: Gồm 3 người đứng sau, tức cách lưới 1 khoảng xa hơn so với người hàng trước tương ứng, từ trái qua phải lần lượt là vị trí số 5 – 6 – 1.

Các vận động viên bắt buộc phải đứng đúng vị trí, nếu sai sẽ bị tính thua pha bóng và trở lại vị trí đúng của mình. Trước khi trận đấu bắt đầu, 2 đội sẽ bốc thăm để giành quyền ưu tiên chọn sân và phát bóng. Đội thực hiện phát bóng trong mỗi pha  được gọi là đội tấn công, đội đỡ phát bóng trong pha đó gọi là đội phòng thủ. 

Ở đội tấn công, cầu thủ ở vị trí số 1 sẽ thực hiện phát bóng. Khi đội phòng thủ giành lại quyền phát bóng chuyền (đưa bóng chạm được sân đối phương) thì sẽ thực hiện đổi cầu. 

Luật thay người trong bóng chuyền được quy định bởi tổ chức nào?

Luật thay người được thực hiện theo quy tắc của FIVB, áp dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tùy theo tình hình trận đấu cũng như năng lực đội chơi, các giải đấu khu vực có thể có điều chỉnh thích hợp. Tại Việt Nam, luật chơi các giải bóng chuyền  trong nước do Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam quy định. Chính vì vậy, khi tham gia dự đoán tại giải nào thì bạn phải tìm hiểu luật định tương ứng.

Luật thay người trong bóng chuyền ra sao?

  • Trong mỗi hiệp đấu, mỗi đội được quyền thay người 6 lần, trong mỗi lần đó, đội không bị giới hạn số lượng thay. Điều này đồng nghĩa với việc đội có thể tùy ý thay 1 hoặc nhiều cầu thủ cùng lúc. Trong trường hợp thay nhiều người, huấn luyện viên phải ra ký hiệu về số người muốn thay và lần lượt thay từng cặp một.
  • Các đội bóng được quyền thay người trước khi hiệp đấu bắt đầu, lượt thay ấy sẽ được tính là 1 lần và ghi vào biên bản thi đấu của hiệp.
  • Đội bóng có thể xin hội ý và thay người liên tiếp tối đa 2 lần mà không cần có thi đấu xen giữa.
  • Việc thay người phải được thực hiện tại khu thay – vị trí này đã quy định rõ trên sân bóng.
  • Thời gian thay người vừa đủ dài để thư ký ghi vào biên bản và các cầu thủ ra – vào sân, nếu kéo dài sẽ bị tính phạm lỗi trì hoãn.
  • Khi xin thay người, vận động viên vào sân phải đứng sẵn sàng ở khu thay người.
  • Một vận động viên chính thức được quyền ra khỏi sân và sau đó vào lại sân. Nhưng trong 1 hiệp chỉ được 1 lần như thế và vận động viên đó phải vào đúng vị trí đã đăng ký.
  • Vận động viên dự bị được vào thay cầu thủ chính thức 1 lần mỗi hiệp. Nhưng khi thay ra thì phải được bù lại bằng chính vận động viên chính thức kia.
  • Trường hợp vận động viên bị thương thì phải thay người hợp lệ.
  • Nếu vận động viên vì lý do nào đó bị đuổi ra sân thì đội buộc phải thay người hợp lệ, nếu không thì tính thua vì không đủ người.
Luật thay người trong bóng chuyền ra sao?
Luật thay người trong bóng chuyền ra sao?

Luật thay người cho vị trí Libero trong bóng chuyền

Libero là vận động viên chỉ đảm nhiệm vai trò phòng thủ và đứng ở hàng sau. Vận động viên này không được phép đập tấn công, chặn bóng và phát bóng. Libero cần mặc áo có màu sắc khác biệt với các thành viên còn lại của đội. Quy định về việc thay người cho vị trí Libero như sau: 

  • Vận động viên Libero được vào thi đấu trên sân thay cho bất kỳ vận động viên hàng sau nào. Việc Libero thay cầu thủ hàng sau không được tính vào 6 lần thay người kể trên.
  • Khi Libero rời sân, vận động viên vào sân phải chính là người mà Libero vừa thay thế.
  • 2 vận động viên libero muốn thay cho nhau thì cần phải qua 1 pha bóng.
  • Khu vực thay Libero được tính từ vạch tấn công cho đến hết đường biên ngang khu tự do trước ghế ngồi của đội.

Luật đổi cầu có phải là luật thay người không?

Nhiều người thường hay nhầm lẫn luật đổi cầu với luật thay người. Tên thực tế, luật đổi cầu chỉ giới hạn ở khuôn khổ xoay vòng trên sân, tức là vị trí 6 cầu thủ chính thức sẽ lần lượt đổi theo chiều kim đồng hồ.

Luật đổi cầu giúp các vận động viên được tiếp xúc đồng đều với chuyền 2 để có cơ hội đập bóng. Ngoài việc giúp đội hình cân bằng, luật này còn bảo vệ thể lực cho tất cả người chơi.

Luật đổi cầu có phải là luật thay người không?
Luật đổi cầu có phải là luật thay người không?

Tổng kết

Sau khi nắm rõ luật thay người trong bóng chuyền bạn sẽ biết được chiến lược điều phối người của các huấn luyện viên. Qua đó, bạn có thể dễ dàng dự đoán độ mạnh yếu của từng đội và đưa ra kết quả cuối cùng chuẩn xác hơn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *