Bạn cần nắm rõ tên các vị trí trong bóng chuyền, nhiệm vụ kèm theo để có thể dễ dàng theo dõi diễn biến trận đấu. BJ88 sẽ giúp bạn tìm hiểu về tất cả các vị trí có trong đội bóng trong bài viết dưới đây.
Khám phá tên các vị trí trong bóng chuyền
Một đội bóng chuyền hoàn chỉnh sẽ bao gồm năm vị trí đứng khác nhau, đó là chuyền 2, libero, tay đập giữa, chủ công và tay đập đối diện. Mỗi vị trí sẽ có một nhiệm vụ riêng biệt, cụ thể:
Vị trí chuyền 2
Chuyền 2 thường là đội trưởng của đội bóng, nắm vai trò quan trọng trong việc điều phối các thành viên khác để có cơ hội ghi điểm cho đội của mình. Cầu thủ đảm nhiệm vị trí chuyền 2 phải phải có kỹ năng quan sát nhạy bén và tư duy chiến thuật sắc bén. Nhờ đó, họ có thể đưa ra được đường chuyền đẹp mắt cho đội tại các vị trí trong bóng chuyền khác. Vai trò của chuyền 2 như sau:
- Chuyền bóng cao: Chuyền 2 khi nhận được bóng từ vị trí khác có nhiệm vụ chuyền bóng lên cho các vị trí chủ công hoặc công phụ để thực hiện pha đánh bóng quyết định
- Chuyền bóng nhanh: Vận động viên chuyền bóng nhanh cho đồng đội thực hiện phát bóng để đối phương không kịp phòng thủ, ghi điểm tuyệt đối cho đội mình.
Tên các vị trí trong bóng chuyền: Libero
Libero được coi là “lá chắn thép” bảo vệ khu vực sau sân. Vận động viên đảm nhiệm vị trí này phải có khả năng di chuyển nhanh, linh hoạt, kỹ năng cứu bóng tốt ngăn những pha bóng nguy hiểm từ đối thủ. Vai trò của Libero như sau:
- Phòng thủ: Chịu trách nhiệm về phòng thủ sau sân, cứu bóng, đỡ bóng, bắt bước một.
- Chuyền bóng: Chuyền bóng hai tay thấp từ khu vực sau sân lên cho vận động viên chuyền 2.
- Thay thế: Có thể thay thế cho bất kỳ cầu thủ nào trong đội trong tình huống cần thiết, trừ chuyền hai.
Vị trí tay đập giữa – Middle Blockers
Tay đập giữa đảm nhiệm cả hai nhiệm vụ tấn công và phòng ngự. Họ là người ngăn chặn những cú đập của đối phương. Song song với đó, tay đập giữa cũng tham gia tích cực vào các pha tấn công trung tâm, tạo nên sức mạnh cũng như sự vững chắc cho đội bóng.
Cầu thủ đảm nhiệm vị trí tay đập giữa cần sở hữu chiều cao vượt trội, sức bật tốt và kỹ năng chắn bóng điêu luyện. Họ sẽ ngăn chặn những pha tấn công của đối phương và tạo cơ hội ghi điểm cho đội nhà. Một số trách nhiệm chính của tay đập giữa là:
- Chắn bóng: Vận động viên nhảy lên cao để chắn bóng tấn công của đối phương.
- Tấn công: Vận động viên thực hiện cú đập nhanh hoặc phối hợp tấn công cùng với chủ công.
- Phòng thủ: Vận động viên hỗ trợ phòng thủ các vị trí khác khi cần thiết.
Tên các vị trí trong bóng chuyền: Chủ công – Outside Hitters
Chủ công là vị trí chuyên ghi điểm cho đội bóng. Cầu thủ này cần sở hữu sức mạnh, kỹ thuật tấn công đa dạng cũng như khả năng dứt điểm chính xác để ghi điểm từ mọi vị trí trên sân. Vị trí chủ công sẽ có một số trách nhiệm chính như sau:
- Tấn công: Vận động viên thực hiện các cú đánh tấn công mạnh mẽ từ biên lưới bóng chuyền.
- Chuyền bóng: Vận động viên chuyền bóng phụ công khi cần thiết.
- Phòng thủ: Vận động viên hỗ trợ phòng thủ khi cần thiết.
Vị trí tay đập đối diện- Opposite Hitters – Right Side Hitters
Tay đập đối diện là vị trí tấn công chủ lực ở hàng sau và có khả năng tấn công toàn diện nhất trong đội. Người đảm nhiệm vị trí tay đập đối diện cần có các kỹ năng cơ bản như:
- Kỹ năng tấn công toàn diện: Vận động viên cần sở hữu kỹ năng tấn công toàn diện, bao gồm cả tấn công từ vị trí sau và vị trí 2 (phụ công).
- Sức mạnh và độ chính xác cao: Vận động viên cần có sức mạnh và độ chính xác cao trong những pha tấn công quyết định.
- Khả năng phối hợp tốt: Vận động viên cần phối hợp tốt với chuyền 2 để tạo nên những pha tấn công đẹp mắt và hiệu quả.
Cách thức thay đổi các vị trí trong thi đấu bóng chuyền
Sau mỗi pha phát bóng, các cầu thủ ở các vị trí trong bóng chuyền được thay đổi theo chiều kim đồng hồ. Việc di chuyển này nhằm đảm bảo sự linh hoạt trong lối chơi, đồng thời tạo cơ hội cho tất cả các tuyển thủ đều có thể tham gia vào các pha tấn công và phòng thủ. Quy tắc thay đổi các vị trí trong thi đấu bóng chuyền như sau:
Sau khi phát bóng, các cầu thủ bóng chuyền có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân của mình và khu tự do.
- 3 vận động viên hàng trước (vị trí 2, 3, 4) phải đứng đúng vị trí của mình trước khi bóng được phát đi.
- 3 vận động viên hàng sau (vị trí 5, 6, 1) có thể di chuyển tự do sau khi bóng được phát đi.
- Chuyền 2 luôn phải đứng ở vị trí chính giữa lưới khi quả bóng được phát đi.
Bạn cần lưu ý là vị trí Libero không bắt buộc phải tuân theo quy tắc thay đổi vị trí. Đồng thời việc thay đổi vị trí cần được thực hiện nhanh chóng và chính xác để không ảnh hưởng đến lối chơi của đội bóng.
Tổng kết
Sau khi nắm được tên các vị trí trong bóng chuyền cùng vai trò kèo theo bạn có thể theo dõi trận đấu dễ dàng và thuận lợi hơn. Đồng thời bạn có thể nhìn ra chiến thuật của từng đội, dự đoán thắng thua một cách dễ dàng.